Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Tam Quốc: Trương Bao quan trọng như thế nào mà khi chết khiến Gia Cát Lượng thổ huyết bất tỉnh?

Tam Quốc: Trương Bao quan trọng như thế nào mà khi chết khiến Gia Cát Lượng thổ huyết bất tỉnh? - Ảnh 1.

Trương Bao là một trong những người có thể đảm đương nhiệm vụ gánh vác nhà Thục vào thời kỳ hậu Tam Quốc.

Vào lúc Triệu Vân qua đời, Gia Cát Lượng khi đó chưa hay tin còn đang vui vẻ uống rượu ở nhà. Giữa giây phút hoan lạc đó, con trai Triệu Vân mang theo vết thương nghiêm trọng trên mặt vội vàng chạy đến, Gia Cát Lượng lúc đó liền cảm thấy có chuyện gì không ổn phát sinh. Quả nhiên con trai Triệu Vân vừa khóc vừa báo phụ thân của mình đã qua đời.

Gia Cát Lương nghe tin, không thể kiềm chế sự đau xót mà hét rằng: "Ta đã mất đi một cánh tay rồi!".

Đối diện với việc Thục Hán tổn thất đi một vị đại tướng, Gia Cát Lượng đau buồn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiễn khi Trương Bao chết, Gia Cát Lượng lại không chỉ có mỗi khóc thương.

Trong lịch sử, Trương Bao tuy danh tiếng không bằng cha mình là Trương Phi nhưng lại là một đại tướng rất tài năng.

Đặc biệt là và thời kỳ hậu Tam Quốc, Trương Bao được xem là một trong những người có thực lực gánh vác nhà Thục, luôn được Gia Cát Lượng tin tưởng coi trọng.

Trương Bao nhiều lần từng cùng Gia Cát Lượng phạt Ngụy.

Công Nguyên năm 229, dưới sự dẫn dắt của Trương Bao, quân Thục thế như chẻ tre, một mạch công phá Âm Bình, hạ Vũ Đô, đại tướng nhà Ngụy là Quách Hoài hoàn toàn không thể cản đường, phải vứt đao cởi giáp bỏ chạy bảo toàn tính mạng.

Để có thể bắt được Quách Hoài, Trương Bao dẫn đội kỵ binh thúc ngựa đuổi theo. Tuy nhiên không biết do phi ngựa quá nhanh hay vì đường núi hiểm trở, mà Trương Bao không may bị ngã xuống vach núi, chấn thương nghiêm trọng.

Dù được binh sĩ cứu sống và đưa về doanh trại chữa trị, nhưng không được bao lâu thì qua đời.

Đối với sự mất mát này, Gia Cát Lượng như phải chịu một sự đả kích trước giờ chưa từng có, ông gào khóc tràng rồi thổ huyết ngã xuống đất bất tỉnh. Cũng chính từ đó mà bệnh tình của Gia Cát Lượng bắt đầu diễn ra.

Tam Quốc: Trương Bao quan trọng như thế nào mà khi chết khiến Gia Cát Lượng thổ huyết bất tỉnh? - Ảnh 2.

Gia Cát Lượng cảm thấy đau xót và tuyệt vọng trươc sự ra đi đột ngột của Trương Bao.

Vậy tại sao phản ứng của Gia Cát Lượng đối với Trương Bao lại quá mạnh mẽ như vậy?

Trong khi đối với Gia Cát Lượng mà nói, Triệu Vân không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một người tri kỷ đã cùng nhau sát cánh qua bao năm tháng. Chẳng lẽ, Triệu Vân không quan trọng bằng Trương Bao sao?

Thực chất giữa Triệu Vân và Trương Bao, Gia Cát Lượng không hề có ý biểu hiện bên trọng bên kinh, mà vì cái chết của hai người họ đối với Thục Hán có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Đầu tiên là Triệu Vân, ông qua đời vì tuổi gia, không phải vì chết đột ngột hay anh hùng đoản mệnh. Triệu Vân khi đó đã lớn tuổi, không còn dũng mãnh như năm nào nữa.

Thục Hán cũng không thể phái Triệu Vân tiếp tục dẫn quân đánh giặc, bởi giai đoạn này là lúc ông chỉ có thể an hưởng tuổi già, dù có ra trận cũng lực bất tòng tâm.

Dù sao thì Triệu Vân cũng đã dành hơn nửa cuộc đời mình để cống hiến cho nhà Thục, có thể nói Triệu Vân đã hoàn thành sứ mệnh.

Còn vai trò của Trương Bao lúc này lại hoàn toàn khác. Con trai Trương Phi lúc này đang tuổi sung mãn, là hi vọng tương lai của nhà Thục, được gọi là "tiểu Trương Phi".

Không chỉ võ nghệ siêu quần mà Trương Bao còn rất giống cha mình ở lòng trung nghĩa. Mỗi lần sát cánh trên chiến trường cùng Gia Cát Lượng, Trương Bao đều thể hiện vô cùng xuất phiên dịch sắc.

Trong quan điểm của Gia Cát Lượng, Trương Bao sớm đã xác định dành cả cuộc đời tận trung vì nhà Thục, đều hi vọng sớm có thể thực hiện lý tưởng thống nhất Trung Nguyên.

Vì vậy, sự ra đi đột ngột của Trương Bao cũng chắc khác gì chắt đứt nốt cánh tay còn lại của Gia Cát Lượng. Kế hoạch phạt Bắc chẳng còn ai để trông cậy, thế nên Gia Cát Lượng không chỉ cảm thấy đau xót mà còn vô cùng tuyệt vọng.

Nam diễn viên "lột xác" thành hot boy sau khi bị bạn bè bắt nạt vì quá béo, ngắm ảnh tốt nghiệp đố fangirl nào nhận ra!

Từ lâu việc đọ sắc thông qua những bức hình tốt nghiệp đã được xem là một trong những phép thử nhằm đánh giá đẳng cấp nhan sắc của dàn sao Hàn đình đám. Bởi thời đó ai cũng ngố ngô quê quê, các đường nét trên khuôn mặt hầu như đều nguyên vẹn nhất. Không trang điểm, không diện quần áo lộng lẫy, chắc hẳn những kiểu ảnh ngố tàu xa xưa sẽ trở thành tấm ảnh quý không chỉ với bản thân ngôi sao mà còn với cả fandom.

Mới đây, dân mạng được dịp phát cuồng trước hình ảnh tốt nghiệp cấp 3 của Kang Ha Neul . Gương mặt điển trai cùng đôi mắt sáng khiến anh chàng được nhiều người nhận xét giống y chang "hoàng từ bước ra từ truyện tranh". Không ngạc nhiên khi Kang Ha Neul luôn nằm trong top các mỹ nam được yêu thích nhất điện ảnh Hàn.

Nam diễn viên lột xác thành hot boy sau khi bị bạn bè bắt nạt vì quá béo, ngắm ảnh tốt nghiệp đố fangirl nào nhận ra! - Ảnh 1.

Ảnh tốt nghiệp điển trai đúng kiểu hot boy "thanh xuân vườn trường" của nam diễn viên.

Nam diễn viên lột xác thành hot boy sau khi bị bạn bè bắt nạt vì quá béo, ngắm ảnh tốt nghiệp đố fangirl nào nhận ra! - Ảnh 2.

Vẻ thư sinh, điển trai của Kang Ha Neul khiến bao nữ sinh cùng khóa phải xao xuyến.

Thời đi học, Kang Ha Neul từng nặng đến 100 kg và mắc triệu chứng sợ xã hội. Đó cũng là thời điểm, nam diễn viên là nạn nhân của bạo lực học đường vì ngoại hình không đẹp mắt. Điển hình là lúc anh chuẩn bị dùng bữa trưa thì bất ngờ nhìn thấy mẩu giấy với dòng chữ gây tổn thương: " Tao đã ăn bữa trưa của mày, nếu không thì mày sẽ mập lên nữa ". Sau đó nam diễn viên đã vô cùng đau khổ và lao ngay vào tập luyện để mong có được thân hình thon gọn như bao người.

Ít ai biết rằng anh chàng Kang Ha Neul từng bị bắt nạt thời đi học vì ngoại hình quá khổ.

Kang Ha Neul ngày càng khiến "mọt phim" Hàn mê mệt bởi tài năng diễn xuất và gu chọn phim nào nổi phim đấy. Từ núp dưới cái bóng của Lee Min Ho trong bộ phim The Heir, anh chàng vươn lên trở thành "trai quê quốc dân" dịch vụ biên dịch với bảo chứng miễn nhiễm scandal đời tư. Kang Ha Neul còn chứng minh anh là một nghệ sĩ đa tài khi tham gia thể hiện một số bản nhạc phim. Với bộ phim bom tấn "When the Camellia Blooms" gây sốt xứ Hàn năm ngoái, người hâm mộ đang rất mong đợi những dự án tiếp theo của nam diễn viên.

"Trai quê quốc dân" của điện ảnh Hàn.

Ít ai biết rằng anh chàng từng là nạn nhân của bạo lực học đường và mắc chứng sợ xã hội.

Hiện tại, Kang Ha Neul là bảo chứng rating cho các tác phẩm điện ảnh anh chàng góp mặt.

Vai diễn witcher lão làng Vesemir đã có chủ, nhà Sói chính thức đủ đội hình

Sau thành công rực rỡ của mùa đầu tiên, lên sóng vào cuối tháng 12/2019, The Witcher mùa 2 đã chính thức bấm máy vào đầu tuần vừa qua tại Vương quốc Anh. Dàn diễn viên chính bao gồm Henry Cavill (Geralt), Anya Chalotra (Yennefer), Freya Allan (Ciri) và Joey Batey (Jaskier) đều sẽ quay trở lại để tiếp nối mạch phim đang đến hồi gay cấn của mùa 1. Bên cạnh đó, một số gương mặt phụ khác như MyAnna Buring (Tissaia), Eamon Farren (Cahir), hay Anna Shaffer (Triss Merigold) cũng sẽ góp mặt trong mùa 2 này, hứa hẹn mang lại những câu chuyện thú vị và hấp dẫn hơn nữa.

Mới đây, Netflix cũng đã chính thức xác nhận danh sách những diễn viên - nhân vật mới sẽ gia nhập gia đình witcher trong thời gian tới. Trong đó, đáng chú ý nhất là cái tên Kristofer Hivju, người từng tham gia series đình đám Game of Thrones, sẽ đảm nhận vai diễn Nivellen trong mùa 2. ( Bạn đọc có thể tham khảo thêm ở bài viết này ). Bên cạnh đó, 3 witcher khác thuộc trường phái Sói giống như Geralt cũng đã lộ diện: Paul Bullion (Lambert), Yasen Atour (Coen) và Thue Ersted Rasmussen (Eskel).

Vai diễn witcher lão làng Vesemir đã có chủ, nhà Sói chính thức đủ đội hình - Ảnh 1.

Vai diễn witcher lão làng Vesemir của trường phái Sói cuối cùng cũng đã được công bố.

Tuy nhiên phải đến hôm nay, Netflix mới công bố vai diễn Vesemir - witcher già nhất và cũng giàu kinh nghiệm nhất của vùng Lục Địa, đồng thời cũng là thầy của Geralt, Lambert và Eskel. Cái tên được họ chọn mặt gửi vàng là Kim Bodnia, gương mặt quen thuộc trong vai Konstantin Vasiliev của series Killing Eve. Đội hình witcher trường phái Sói chính thức hoàn thiện và sẵn sàng đào tạo, bảo vệ Ciri kể từ mùa phim thứ 2.

Chia sẻ với fan hâm mộ về lựa chọn casting mới nhất này, showrunner Lauren Schmidt Hissrich cho biết: “ Tôi thực sự vui mừng khi có thể chào đón Kim Bodnia đến với đại gia đình The Witcher. Tôi vẫn luôn ngưỡng mộ tài năng độc nhất vô nhị của ông ấy trong những series như Killing Eve hay The Bridge. Tôi cũng mong chờ Kim sẽ mang sức mạnh, sự kiên cường cũng như tấm lòng nhân hậu của mình vào vai diễn Vesemir - một nhân vật cực kì quan trọng trong mùa phim sắp tới ”.

Đây có lẽ là một cú twist thực sự mà Netflix dành cho fan hâm mộ, bởi trước đó, không ít người đã chắc mẩm rằng vai diễn Vesemir sẽ thuộc về diễn viên gạo cội Mark Hamill. Không phải chỉ vì ngoại hình phù hợp hay kĩ năng diễn xuất đỉnh cao, mà bản thân Mark Hamill với Netflix cũng đã nhiều lần bắn hint, “đưa đẩy” nhau trên mạng xã hội. Trong khi nam diễn viên này cho rằng bản thân ông là người phù hợp nhất để vào vai Vesemir (dù ông chưa từng nghe nói đến vũ trụ witcher), Lauren cũng từng tiết lộ đội ngũ Netflix cực kì muốn đưa ông về với gia đình witcher, thậm chí còn đã đàm phán với đại diện của ông rồi. Thế nhưng sau tất cả, Kim Bodnia mới là cái tên được lựa chọn.

Vai diễn witcher lão làng Vesemir đã có chủ, nhà Sói chính thức đủ đội hình - Ảnh 2.

Như vậy là sau nhiều lần "thả thính" nhau trên mạng xã hội, cuối cùng Mark Hamill cũng không thể đảm nhận vai diễn Vesemir như nhiều fan mong đợi. Nhưng biết đâu đấy, trong những mùa phim sau, ông vẫn sẽ tham gia The Witcher nhưng trong 1 vai trò khác thì sao.

The Witcher mùa 2 sẽ chính thức lên sóng trong năm 2021 nhưng chưa ấn định ngày cụ thể. Bên cạnh đó, Netflix cũng đang phát triển bộ phim điện ảnh anime có tên The Witcher: Nightmare of the Wolf, xoay quanh chính nhân vật Vesemir chứ không phải Geralt. Dù chưa có thông báo chính thức nhưng nhiều khả năng bộ phim này sẽ công chiếu trước khi mùa 2 ra mắt, như một bước đệm giúp phiên dịch khán giả hiểu rõ hơn về Vesemir - witcher đóng vai trò rất quan trọng đối với cả Ciri lẫn cốt truyện chung của mùa phim sắp tới.

Theo Movieweb

Bác sĩ da liễu bật mí: Khi nào nên gội đầu, như thế nào là chăm sóc tóc đúng cách?

Nên gội đầu buổi sáng hay tối? Gội đầu cũng cần phải cân nhắc thời gian đúng hay sai?

Thời gian gội đầu không cần phải quá chú ý. Có người sáng sớm ngủ dậy có thói quen gội đầu vì điều này khiến tinh thần họ thoải mái hơn để bắt đầu một ngày mới. Nhưng có người lại thích gội đầu vào buổi tối, cơ thể sạch sẽ chui vào trong chăn ấm để chuẩn bị một giấc ngủ thật thoải mái.

Tuy nhiên, khi gội đầu cũng cần chú ý nhiệt độ của nước. Nếu nước quá nóng sẽ làm bành trướng các mạch máu ở trên da đầu, nước quá lạnh sẽ kích thích các mạch máu thu co lại. Các mạch máu quá bành trướng hoặc co lại quá mức sẽ gây nên triệu chứng đau đầu hoặc chóng mặt, nhất là những người có tiền sử các bệnh về não.

Bác sĩ da liễu bật bí: Khi nào nên gội đầu, như thế nào là chăm sóc tóc đúng cách? - Ảnh 1.

Ngoài ra, sau khi gội đầu phải nhớ lau sạch đầu trước khi ra ngoài hoặc đi ngủ. Nếu để tóc ướt sẽ khiến cho độ ấm của vùng đầu bị giảm đi, dễ dàng bị lạnh và tạo thành mối đe dọa về sức khỏe. Nếu cẩn thận hơn thì có thể dùng thêm một số loại dưỡng tóc, sau khi gội sạch thì để khô tự nhiên hoặc dùng máy sấy sấy khô tóc.

Ngày nào cũng gội đầu sẽ dễ bị rụng tóc?

Điều này hoàn toàn sai lầm! Gội đầu dịch vụ biên dịch thường xuyên không dẫn đến rụng tóc, nó chỉ khiến cho những sợi tóc đã hỏng hoặc sắp bị rụng rụng nhanh hơn.

Thông thường, một người khỏe mạnh mỗi ngày sẽ rụng khoảng 100 sợi tóc.

Có một số mẹo nhỏ có thể giúp mọi người kiểm tra xem tóc mình có đang khoẻ mạnh hay không?

Dùng tay nắm nhẹ một nắm tóc, kéo nhẹ nhàng, liên tục thực hiện ở các vùng đầu khác nhau khoảng 5-6 lần. Nếu mỗi lần chỉ có 1-2 sợi tóc rụng, điều đó chứng tỏ tóc bạn vẫn khỏe mạnh, mỗi ngày số tóc rụng sẽ ít hơn 100 sợi. Nếu mỗi lần kéo số tóc rụng nhiều hơn 3 sợi, chứng tỏ số tóc rụng trong ngày vượt quá 100 sợi.

Nếu bạn bị rụng tóc, nguyên nhân không phải do gội đầu, mà do androgenetic( rụng tóc bã nhờn), bệnh rụng tóc, rụng tóc do lão hoá( do lão hóa, nang tóc bị lão hoá khiến chức năng suy giảm), hoặc rụng tóc do sẹo. Cụ thể rụng tóc do nguyên nhân nào thì cần có sự chẩn đoán chính xác của bác sĩ.

Tần suất gội tóc như thế nào là hợp lý?

Những người da khô, chất bã nhờn của da tiết ra không đủ, nếu gội đầu quá thường xuyên hoặc dùng những sản phẩm có tính kiềm dầu quá mạnh thì chúng sẽ tẩy sạch những bã nhờn đó dẫn đến đầu nhiều gàu và tóc khô dễ gãy. Do vậy, những người có da khô thì nên cách 1 đến 2 ngày gội một lần, đồng thời nên dùng những dầu gội đầu dưỡng ẩm.

Bác sĩ da liễu bật bí: Khi nào nên gội đầu, như thế nào là chăm sóc tóc đúng cách? - Ảnh 2.

Những người da dầu, bã nhờn quá mạnh thì gội đầu thường xuyên không ảnh hưởng gì?

Khi gội đầu cần chú ý 3 điều:

1. Tư thế khi gội đầu

Nếu bạn có thói quen tắm và gội đầu cùng lúc thì không cần chú ý quá về tư thế gội.

Tuy nhiên, nếu chỉ gội đầu không hoặc gội đầu bằng vòi nước thì không tránh khỏi việc phải cúi đầu về phía trước để gội. Nếu cúi đầu như vậy quá lâu thì khi ngẩng đầu lên thường bị hoa mắt chóng mặt. Đây là do lượng máu lưu thông đến cổ và não bị tắc nghẽn tạo thành.

Bạn nên giữ tư thế ngồi hoặc hơi cúi xuống một chút, đừng cúi quá nhiều về phía trước để tránh tình trạng trên.

2. Không dùng móng tay để gãi da đầu

Rất nhiều người cảm thấy việc dùng móng tay gãi đầu rất thoải mái, mà không hề biết đây là hành vi sai lầm.

Bác sĩ da liễu bật bí: Khi nào nên gội đầu, như thế nào là chăm sóc tóc đúng cách? - Ảnh 3.

Trong khi dùng móng tay gãi chúng ta sẽ vô tình làm tổn thương da đầu, dẫn đến một số bệnh viêm da đầu, hoặc kích thích tổn thương đến các nang tóc gây ra rụng tóc.

Nên xoa nhẹ da đầu và tóc bằng ngón tay từ trước ra sau, như vậy sẽ tốt hơn cho tóc của bạn.

3. Gội sạch dầu gội.

Nếu bạn không gội sạch những chất của dầu gội thì da sẽ bị khô và có cảm giác ngứa, kết cấu tóc cũng sẽ bị hư tổn dẫn đến tóc rụng dần.

Nên gội sạch đầu bằng nước có độ ấm vừa phải. Đây là một số lời khuyên dành cho bạn để luôn có một mái tóc suôn mượt và không lo rụng tóc.

Nguồn: Aboluowang

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó

Bên cạnh bánh mì, phở chính là món ăn Việt Nam nổi tiếng nhất với các thực khách quốc tế. Các nhà hàng phở Việt cũng được mở nhiều ở nước ngoài, với những phiên bản phở biến tấu để phù hợp với khẩu vị địa phương hoặc làm mới, sáng tạo hơn. Tuy vậy, không phải sự sáng tạo nào cũng thực sự được chào đón, thậm chí còn gây phản tác dụng, bị chính những người ngoại quốc ở địa phương đó “ném đá”.

Trong vài năm trở lại đây, đã có những phiên bản biến tấu của phở bị dư luận phản đối dữ dội, một số có thể thông cảm, ngược lại, có những ý tưởng khó mà tin nổi:

1. Phở Hot Pie (phở bánh nướng)

Gần đây nhất chính là phiên bản phở bánh nướng của một nhà hàng ở Costa Mesa, California, Mỹ. Các nguyên liệu của một bát phở được chuyện vào thành phần nhân của một chiếc bánh nướng với lớp vỏ bột mì phủ bên ngoài. Clip giới thiệu về phiên bản phở này trên trang Thrillist đạt hơn 1,2 triệu views nhưng chủ yếu đều là bình luận ném đá, chê trách.

Phiên bản Phở Hot Pie. Nguồn: Thrillist.

Các nguyên liệu phở được nướng cùng lớp vỏ bột mì bên ngoài.

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó - Ảnh 3.

Một số người cho rằng món này không xứng đáng để gán chữ “phở” dịch vụ biên dịch trong tên.

2. Phở bơ

Đúng như tên gọi, bát phở này chỉ có bánh phở, nước dùng và những miếng bơ tươi. Trông tổng thể, khó thể tin đây được coi là phở!

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó - Ảnh 4.

Bát phở lõng bõng nước với vài miếng bơ. Ảnh: Caitlyn B.

Phở bơ là phần ăn được phục vụ tại một nhà hàng đồ Việt ở Denton, Texas, Mỹ. Theo đó, mô hình buôn bán của cửa hàng này là cho khách gọi và thanh toán riêng từng loại topping, có một nữ thực khách đã thực sự gọi và thưởng thức bát phở bơ này. Ngay khi bức ảnh được chia sẻ, nó đã viral và nhận về lượng “gạch đá” đáng kể.

3. Phở burito và phở tacos

Phiên bản này không chỉ được bán nhiều mà còn được tự làm rộng rãi trên nước Mỹ. Các nguyên liệu được cuộn và chèn lại bằng lớp vỏ burito, sau đó chiếc burito phở sẽ được cắt đôi để phục vụ cho thực khách. Phiên bản phở tacos thì thay thế lớp vỏ bằng bánh tacos.

Điều khiến dân tình phẫn nộ nhất là: công thức của hai món này thậm chí còn… chẳng có sợi bánh phở bên trong.

4. Phở… thạch

Cách thể hiện tình yêu của bạn bè quốc tế với món phở Việt Nam đôi khi cũng khó hiểu. Ví dụ như phiên bản phở thạch rau câu này.

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó - Ảnh 7.

Na ná như cách làm… thịt đông, phần nguyên liệu phở cơ bản được xếp vào khuôn, nước dùng phở pha gelatin sẽ đổ vào đông lại, kết dính các nguyên liệu thành món phở thạch. Nhưng món ăn này bị chính các vị khách phương Tây bởi lẽ thịt bò bên trong thạch là thịt sống… Phiên bản phở thạch có thể khiến thực khách quốc tế nhầm lẫn phiên bản gốc của món phở cũng sử dụng thịt sống như thế, trong khi hoàn toàn không.

“Tổng thính miền Trung" - Thanh Nga Bento tiếp tục “ra lò” mẻ thính mới, FA mượn tạm để thoát ế nhanh còn kịp

Nếu thường xuyên online thì dạo gần đây chắc chắn bạn sẽ thấy dân tình đua nhau rải "thính" khắp nơi bằng thơ ca xịn sò. Đã thế lại còn vần điệu nhịp nhàng, dễ đi vào lòng người lắm chứ chẳng phải thơ con cóc ngớ ngẩn đâu.

Và có lẽ bạn cũng đã biết, 1 trong những nhân vật góp phần vào trào lưu này chính là Thanh Nga Bento - cô bạn được biết đến với biệt danh "tổng thính miền Trung". Sau khi tái xuất trên MXH với những caption thả thính cực chất, Thanh Nga Bento tiếp tục duy trì phong độ, ngày càng khiến dân tình thích thú.

Mà cô nàng cũng chăm chỉ cập nhật trang cá nhân lắm cơ, ngày nào cũng ảnh với thơ đều đều nên chẳng lo hết caption. Chưa bàn đến hiệu quả ra sao nhưng bây giờ hễ cứ bí status à mọi người lại mượn tạm đôi vần thơ của Thanh Nga Bento rồi đây này.

Béo mặt là nỗi ám ảnh của mọi cô gái, có điều khi mang đi thả thính cũng dễ thương lắm chứ bộ.

“Tổng thính miền Trung - Thanh Nga Bento tiếp tục “ra lò” mẻ thính mới, FA mượn tạm để thoát ế nhanh còn kịp - Ảnh 1.

Ai thì chưa biết nhưng mà đăng lên chắc cũng vui nè! Biết đâu lại có người nhột đấy.

“Tổng thính miền Trung - Thanh Nga Bento tiếp tục “ra lò” mẻ thính mới, FA mượn tạm để thoát ế nhanh còn kịp - Ảnh 3.

Hơi sai dịch vụ biên dịch chính tả một chút nhưng vẫn xịn nha: "Tôi đang ở tuổi cập kê - Sao cậu cứ khiến tôi mê cậu hoài?"

“Tổng thính miền Trung - Thanh Nga Bento tiếp tục “ra lò” mẻ thính mới, FA mượn tạm để thoát ế nhanh còn kịp - Ảnh 5.

Đáng lẽ phải chụp ảnh ở biển mới hợp thơ nhưng không có xanh dương nên Nga xài tạm xanh lá cây vậy.

“Tổng thính miền Trung - Thanh Nga Bento tiếp tục “ra lò” mẻ thính mới, FA mượn tạm để thoát ế nhanh còn kịp - Ảnh 7.

Chỉ với "Trái đất hình tròn" thôi mà Thanh Nga có đến mấy chiếc thính lận. Có điều trái đất hình cầu nha Nga ơi!


Vẫn là những bộ đồ quen thuộc nhưng mà caption Thanh Nga chưa bao giờ hết chất nhé!


Tầm này rồi mà bí "thính" quá thì cứ vào trang cá nhân của Thanh Nga Bento mượn tạm vậy.

Có một kiểu người như vợ đại gia Minh Nhựa - Mina Phạm: Vòng 1 biến hoá khôn lường, lúc phẳng phiu khi đầy đặn hút ánh nhìn

Từ trước đến nay hội con gái vẫn luôn lừng danh với khả năng biến hình, họ mà nhận số 2 thì không ai dám đứng số 1. Bằng chứng là  những màn trang điểm từ vịt hoá thiên nga trong nháy mắt hay những pha dậy thì thành công đến ngỡ ngàng. Có vẻ như chỉ cần họ muốn thôi, còn lại thì không gì là không thể nhỉ?

Nhưng sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến năng lực "phù phép" vòng 1 của các chị em.  Vừa mới thấy vòng 1 nhỏ nhắn, thậm chí là "màn hình phẳng" ở đó mà chỉ một thời gian ngắn sau, họ đã trở thành cô nàng sở hữu "đồi núi trùng điệp" ngay rồi.  Mina Phạm, vợ hai đại gia Minh Nhựa  chính là ví dụ điển hình.

Cụ thể thì hồi tháng 10/2019, Mina Phạm vẫn sở hữu vòng 1 thon gọn, bình thường. Thế mà dạo gần đây, Mina lại chăm chỉ khoe những bức hình vô cùng sexy, quyến rũ, khiến bao người phải ao ước.

Mina Phạm hồi tháng 10 năm ngoái.

Có một kiểu người như vợ đại gia Minh Nhựa - Mina Phạm: Vòng 1 biến hoá khôn lường, lúc phẳng phiu khi đầy đặn hút ánh nhìn - Ảnh 2.

Và vẫn là Mina nhưng trong phiên bản sexy hơn nhiều ở bức hình mới nhất.

Mà phụ nữ xinh đẹp quyến rũ là một chuyện, có biết khoe ưu điểm của mình hay không lại là chuyện khác. Riêng Mina Phạm, có vẻ như biết vòng 1 của mình ngày càng nóng bỏng hơn nên cứ khoe miết thôi. Trên trang cá nhân của cô, không phải bikini thì cũng là những bộ cánh khoe trọn thân hình nuột dịch vụ biên dịch nà "bốc lửa".

Không biết Mina Phạm đã "chơi chiêu" để "ăn gian" hay là còn cách nào đặc biệt khác không nhưng quả nhiên chỉ có hội con gái mới có thể làm như vậy được. Mà xinh đẹp, sexy cũng đúng thôi, dù gì chị cũng là vợ đại gia lắm tiền nhiều của, phải xinh chứ!

Cuộc sống đối lập của một cặp chị em song sinh, kẻ giàu sang người nghèo khó chỉ vì quyết định sai lầm của mẹ ruột hàng chục năm về trước

Trên cuộc đời này chúng ta luôn gặp được những cặp song sinh giống nhau nhưng số phận lại khác nhau. Hai chị em sinh đôi trong câu chuyện này chỉ kém nhau 5 điểm trong bài thi đại học nhưng càng ngày sự khác biệt ngày càng rõ ràng hơn.

Hai bé gái sinh đôi ra đời hơn 30 năm trước là kết tinh tình yêu của người phụ nữ họ Trần và chồng. Hai đứa bé rất đáng yêu và vì là song sinh nên ngoại hình của cả 2 rất giống nhau.

Tuy nhiên, cô Trần không thể chăm 2 đứa bé cùng lúc nên đã nhờ bố mẹ chồng chăm sóc giúp bé chị, còn mình sẽ tự nuôi dưỡng bé em. Theo kế hoạch của cô, sau khi 2 người con lên trung học sẽ đón con về nhà, để hai chị em sống gần nhau.

Cuộc sống đối lập của một cặp chị em song sinh, kẻ giàu sang người nghèo khó chỉ vì quyết định sai lầm của mẹ ruột hàng chục năm về trước - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong nháy mắt, 2 cô gái đã trải qua kỳ thi đại học căng thẳng. Cô Trần cũng không lo lắng nhiều dịch vụ biên dịch về kết quả thi cử của 2 con vì thành tích học tập nhiều năm qua rất tốt.

Tuy nhiên, điểm của người chị thấp hơn em gái song sinh của mình 5 điểm. Không ai ngờ đến, chỉ 5 điểm nhưng lại khiến cuộc đời 2 chị thay đổi hoàn toàn. Trong khi người em bắt đầu nhập học một trường đại học trọng điểm thì người chị chỉ đủ điểm đậu một trường đại học bình thường.

Một thời gian sau, cô em tìm được một người bạn trai giỏi giang, là đàn anh cùng trường đại học. Sau khi tốt nghiệp, cô còn đảm nhận vị trí CEO của một công ty danh tiếng. Về phần người chị, người yêu của cô chỉ là một giáo viên bình thường, cuộc sống về sau cũng vất vả hơn.

Cuộc sống đối lập của một cặp chị em song sinh, kẻ giàu sang người nghèo khó chỉ vì quyết định sai lầm của mẹ ruột hàng chục năm về trước - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Lý do được cho là nguyên nhân của sự cách biệt giữa họ, chính là tính cách. Người em rất năng động và lạc quan, trong khi đó, cô chị song sinh lại trầm lặng ít nói.

Nhiều năm về sau, người mẹ họ Trần vẫn không ngừng hối hận về quyết định nhờ mẹ chồng nuôi dưỡng giúp một người con của mình. Cô cho rằng nếu ngày trước có thể cố gắng nuôi dạy cả 2 con cùng nhau thì số phận của 2 chị em bây giờ sẽ không quá khác biệt như vậy.

Nguồn: Sohu

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Chuyện 'cười ra nước mắt' ngày chống dịch

"Nhà mình ngoài đó đang có dịch, khách khứa trong này ít nhiều họ cũng lo lắng", ông thông gia người Quảng Bình trình bày qua điện thoại tối 18/2. Ông Chung nghe xong Biên dịch quay sang vợ, thở dài. Bà Hà cố gắng bào chữa "đấy là xã Sơn Lôi ở bên kia sông, xã Bá Hiến nhà tôi không ai bị cả".

Xã Bá Hiến quê bà, dù cùng huyện Bình Xuyên nhưng cách Sơn Lôi con sông Tranh, nghĩa là không nằm trong diện " cách ly " và cũng chưa ai công bố rằng Bá Hiến có dịch. Nhưng bà Hà vẫn khó thanh minh với người ngoại tỉnh, nhất là qua điện thoại. Sáng hôm sau, bà vẫn tìm lên trụ sở UBND xã Bá Hiến xin giấy xác nhận, vì thực tế, yêu cầu này đến từ chính quyền địa phương nhà trai.

"Giấy chứng nhận này không thuộc chuyên môn chính quyền xã", bà Hà hụt hẫng trước câu trả lời của ủy ban. Văn bản bà xin chưa từng tồn tại trong lịch sử hành chính xã. Tiễn bà Hà trước cửa phòng làm việc, vị lãnh đạo xã dặn dò "Đôi bên gia đình lựa, hạn chế đi lại, không thì đành nhà nào tổ chức nhà nấy".

"Biết thế này cưới luôn trước Tết cho rồi", ông Chung vò đầu trước "ngày vui" của con gái.

Lần đầu gả con gái đi xa, bà Hà phải lên uỷ ban xã xin xác nhận địa phương không có vấn đề gì. Ảnh: Ngọc Thành.

Lần đầu gả con gái đi xa, bà Hà phải lên uỷ ban xã xin xác nhận "địa phương không có vấn đề gì". Ảnh: Ngọc Thành.

Tháng 11/2019, con gái ông Chung kết thúc 5 năm du học Nhật Bản, trở về Việt Nam với dự định kết hôn với chàng trai quê Quảng Bình quen ở bên đó. Bảy ngày sau, lễ dạm ngõ được tổ chức, cô gái theo chồng đón cái Tết đầu tiên ở miền Trung. Hôn lễ phía nhà trai, theo kế hoạch, sẽ được tổ chức vào đầu tháng 3.

Gả con gái đầu lòng, bà Hà lo lắng nhiều, từ việc chọn đại diện họ hàng vào nhà trai, đến xếp xe, thuê tài xế hợp tuổi, lái tốt, mọi thứ đã sẵn sàng. Chỉ trừ dịch bệnh là nằm ngoài dự tính.

Bà Hà đã nghĩ đến trường hợp cô con gái 25 tuổi sẽ không có anh em họ hàng ở bên trong ngày xuất giá. "Ông bà cứ phải vào với các con. Còn chuyện sau đó tính tiếp", thông gia trấn an bà Hà sau khi biết không có giấy xác nhận.

Hết cách, bà đành giảm số người nhà gái, từ 10 người xuống còn 4, gồm vợ chồng và ông nội, ông ngoại. Thứ hai tuần sau, vợ chồng bà Hà cùng với các thành viên đã được chọn sẽ đi xuống huyện khám, xin xác nhận sức khoẻ bình thường trong mười ngày qua. Bà cũng đã nghĩ tới quãng đường gần 600 km sắp di chuyển, nghĩ tới việc thuê một ôtô biển số 29 - Hà Nội, thay vì biển 88 - Vĩnh Phúc. "Chúng tôi không giấu giếm gì cả, nhưng không muốn mọi người phải lo lắng không cần thiết", bà chia sẻ.

Đám cưới tổ chức ở nhà gái (tại Vĩnh Phúc) sẽ hoãn lại, chưa in thiệp mời, chưa đặt cỗ cưới. "Bao giờ hết dịch sẽ tổ chức, không thì cứ bình tĩnh chờ". Bà Hà nghĩ. Dịch corona đã khiến quá nhiều dự tính trong năm của nhà bà gặp khó khăn, sáu phòng karaoke gia đình đang kinh doanh tốt nay đã đóng cửa. Mà không riêng gia đình bà, nhà hàng xóm có con gái cưới vào cuối tháng ba cũng hoãn lại chờ hết dịch.

Ông Tuấn cùng với hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi đều nằm trong vòng phong toả 20 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Ông Tuấn cùng với hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi đều nằm trong vòng "phong toả" 20 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Ở xã Sơn Lôi bên kia sông , gần mười ngày nay, thay vì ngồi văn phòng hoặc đi các xã, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó ban Tuyên giáo Huyện uỷ Bình Xuyên trở thành "đặc phái viên" bất đắc dĩ của huyện ủy ở ngay giữa vùng cách ly.

Gia đình năm người gồm ông Tuấn và vợ, hai đứa trẻ con và bà ngoại đang sống trong vòng cách ly 20 ngày khi Sơn Lôi bị phong toả.

Trước ngày Bộ Y tế thông tin chính thức về ba ca nhiễm nCoV, gia đình ông Tuấn cũng như hàng nghìn người Sơn Lôi khác vẫn đi thăm họ hàng, chúc Tết mà không biết mình sẽ bị gắn định danh "người dân vùng dịch". Khi thông tin được công bố chiều 30/1, ông liền dặn người nhà hạn chế đến nơi đông người, cũng tránh gặp bạn bè ở nơi khác. Dự định về quê nội ở huyện Sông Lô dự đám cưới người cháu họ cũng hoãn, vì "đi đâu bây giờ cũng không tiện dù mình không bị nhiễm bệnh".

Tối 12/2, ông Tuấn nhận được điện thoại từ lãnh đạo thông báo ngày mai có thể "làm việc ở nhà" bởi các lực lượng chức năng sẽ bắt đầu lập chốt.

Ông Tuấn dặn vợ mua thêm thịt cá bỏ tủ lạnh, muối dưa cà để chuẩn bị cho những ngày "nội bất xuất" khỏi Sơn Lôi. Thi thoảng, ông ra đầu làng nhận tiếp tế từ bố vợ ở Vĩnh Yên, khi con gà, lúc mớ rau, hoặc nhận xăng do người giao hàng mang tới để đi lại trong làng. Công việc hoặc tin tức ở Sơn Lôi đều được ông cập nhật về huyện qua email hoặc điện thoại.

Hoạt động giao thương với người ngoài và người Sơn Lôi giờ đều diễn ra qua barie, có sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Ảnh: Ngọc Thành.

Hoạt động giao thương với người ngoài và người Sơn Lôi giờ đều diễn ra qua barie, có sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Ảnh: Ngọc Thành.

Mọi sinh hoạt của hơn 10.600 người dân của sáu thôn trong xã Sơn Lôi gói gọn sau 12 thanh barie của các chốt kiểm dịch. Ông Tuấn thấy "bó chân, bó tay" trong những ngày đầu cách ly, nhưng rồi tự điều chỉnh cách tiếp cận, bởi coi như mình đang dưới địa bàn, trực tiếp chống dịch và có thông tin gì sẽ cập nhật về huyện.

"Cách Sơn Lôi đến 30 km nhưng vẫn là người Vĩnh Phúc" , chị Tạ Thị Lương sống ở Tam Đảo kể về trải nghiệm bị mặc định là "người dân đến từ nơi có dịch".

Tuần trước, anh em chị Lương đi đền Bảo Hà (Lào Cai) và rủ nhau công đức một ít tiền sau lễ bái dâng hương. Người viết phiếu tươi cười trông xấp tiền, hỏi chị quê ở đâu để còn ghi danh. Nhưng vẻ đon đả không còn khi nghe "bọn em đến từ Vĩnh Phúc". Họ nhận tiền, ghi phiếu rồi lấy tay điều chỉnh khẩu trang trên mặt, không nói gì. Từ giây phút đó trên hành trình du xuân, Lương hạn chế nói ra quê quán của mình.

Trước đó tại cuộc họp báo ngày 14/2, ông Lê Duy Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nói tỉnh đã triển khai đồng bộ, nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch. "Vĩnh Phúc sẽ không để dịch lây lan ra ngoài", ông khẳng định và nói thêm, người dân tỉnh Vĩnh Phúc không nằm trong diện cách ly, mà Vĩnh Phúc chỉ có vùng cách ly là xã Sơn Lôi. Do vậy, tổ chức và cá nhân nào cách ly người dân tỉnh Vĩnh Phúc không theo hướng dẫn của Bộ Y tế là vi phạm pháp luật.

Ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, cũng lấy làm tiếc vì thời gian qua một số cá nhân chia sẻ thông tin về dịch bệnh tại Vĩnh Phúc không chính xác, đầy đủ, không chia sẻ tình cảm với người dân Vĩnh Phúc lúc này. Vì vậy, ông mong muốn truyền đi thông điệp khách quan, chính xác để mọi người hiểu đúng về tình hình dịch bệnh và không có sự kỳ thị với người dân Vĩnh Phúc.

Thanh Lam - Hoàng Phương

*Một số nhân vật đã được đổi tên

Chelsea dễ dàng hạ Tottenham

* Bàn thắng: Giroud 15', Alonso 48' - Rudiger (phản lưới) 89' .

Sự chú ý đổ dồn vào Jose Mourinho và Frank Lampard - hai người từng là thầy trò thân thiết nhưng giờ phải đối đầu nhau tại Stamford Bridge. Ở lần so tài đầu tiên, Lampard giúp Chelsea thắng 2-0 trên sân Tottenham hồi tháng 12. Lần này, nhà cầm quân trẻ tuổi lặp lại chiến tích đó khi thắng 2-1 trong một trận đấu mà Chelsea làm chủ cuộc chơi.

Lampard lần thứ hai đánh bại Mourinho trong mùa giải này. Ảnh: PA.

Lampard lần thứ hai đánh bại Mourinho trong mùa giải này. Ảnh: PA .

Thắng lợi của Chelsea có đóng góp không nhỏ từ việc Tottenham mất hai tiền đạo chủ lực Harry Kane và Son Heung-min do chấn thương. Ngoài ra, thầy trò Mourinho được nghỉ ít hơn đối thủ do mới gặp Leipzig ở Champions League, và thua 0-1 trên sân nhà.

Mourinho buộc phải dùng hai cầu thủ chạy cánh Steven Bergwijn và Lucas Moura đá cao nhất trên hàng công. Và sự thiếu nguy hiểm trong những đợt tấn công của đội khách sớm được thể hiện từ những phút đầu. Ở khung thành ngược lại, đoàn quân của Lampard nhập cuộc với sự quyết tâm. Đội chủ nhà bù đắp cho sự thiếu vắng tiền vệ N'golo Kante bằng một lối chơi tấn công chủ động, và... Ross Barkley đá tiền đạo cánh phải.

Chelsea sớm mở tỷ số nhờ cú vô-lê hiểm hóc của Olivier Giroud. Tiền đạo người Pháp đánh dấu màn trở lại đội hình chính sau ba tháng vắng mặt. Giroud thể hiện bản năng dứt điểm và sự quyết đoán vẫn còn ở một chân sút từng bị đồn sẽ ra đi trong kỳ chuyển nhượng mùa đông vừa qua.

Giroud lập công ở trận đá chính đầu tiên sau ba tháng. Ảnh: AFP.

Giroud lập công ở trận đá chính đầu tiên sau ba tháng. Ảnh: AFP .

Tiền vệ 33 tuổi không thể đánh bại Hugo Lloris ở cú sút chéo góc đầu tiên. Nhưng sau pha dứt điểm bồi dội cột dọc của Barkley, Giroud bình tĩnh khống chế rồi sút bóng bất ngờ vào góc gần, gây bất ngờ cho thủ môn đồng đội ở tuyển Pháp.

Tottenham vùng lên tìm bàn gỡ và sự năng nổ của Moura gây không ít khó khăn cho hàng thủ đội chủ nhà. Trung vệ Davinson Sanchez buộc Willy Caballero bay người cứu thua với một pha đánh đầu khá hiểm hóc trong pha phạt góc. Sau đó, Japhet Tanganga phá bẫy việt vị, có cơ hội đối mặt thủ môn Chelsea nhưng khống chế lỗi, khiến bóng đi quá dài. Chelsea cũng có cơ hội để ghi bàn thứ hai nhưng hai cú sút của Alonson và Barkley đều không trúng đích.

Đầu hiệp hai, Chelsea lại ghi bàn sau một pha phối hợp tấn công tốc độ cao. Giroud làm tường tốt để Mason Mount thoát xuống, căng ngang cho Barkley, trước khi bóng được mở sang cánh trái cho Alonso. Bóng vừa tầm chân, hậu vệ người Tây Ban Nha sút quyết đoán bằng mu bàn chân, đưa bóng đi căng như kẻ chỉ vào góc khung thành, không cho Lloris cơ hội.

Bàn rút ngắn tỷ số có phần may mắn của Lamela cho Tottenham. Ảnh: Reuters.

Bàn rút ngắn tỷ số có phần may mắn của Lamela cho Tottenham. Ảnh: Reuters .

Một tình huống gây tranh cãi xảy ra ở giữa hiệp hai. Giovani Lo Celso giẫm lên cổ chân Cesar Azpilicueta ở sát đường biên, ngay phía trước Mourinho. Hầu hết khán giả sẽ nghĩ cầu thủ Tottenahm sẽ bị đuổi bởi pha phạm lỗi nguy hiểm này. Nhưng trọng tài thậm chí không phạt thẻ với Lo Celso.

Trong 20 phút cuối, Lampard đưa tiền đạo vừa bình phục chấn thương Tammy Abraham vào, Giroud rời sân trong tiếng vỗ tay của khán giả. Abraham lập tức trở thành trung tâm của những đợt lên bóng và cho thấy sự ăn ý với đồng đội cũ ở đội U21 Chelsea - Mount. Tiêu biểu ở tình huống Mount qua người khôn khéo rồi căng ngang cho Abraham nhưng pha dứt điểm của tiền đạo này không thể thắng Lloris.

Trong những phút cuối, Alonson bỏ lỡ cơ hội lập cú đúp khi pha sút phạt của anh dội xà. Tottenham có bàn rút ngắn tỷ số muộn màng. Pha dứt điểm trong thế khó của Erik Lamela chạm vào chân Antonio Rudiger đổi hướng, khiến Caballero lỡ Biên dịch đà. Nhưng thời gian còn lại không đủ để Tottenham ghi thêm bàn, dù các học trò của Mourinho đã rất nỗ lực.

Mourinho thừa nhận bị bắt bài

Mourinho lập kỷ lục buồn

Lampard: 'Lo Celso cố ý đạp gãy chân Azpilicueta'

VAR nhận sai khi không đuổi Lo Celso

Quang Huy

Trường tư cắt giảm nhân viên do dịch corona

Nhận thông báo UBND tỉnh Bình Dương cho học sinh nghỉ hết tháng 2, chị Lê Thị Bé Tuyết, chủ trường Đôrêmi thở dài vì trước đó đã chuẩn bị chu đáo để đón trẻ trở lại từ ngày 17/2.

Chị nhẩm tính, mỗi tháng phải trả 350 triệu đồng tiền lương cho 40 giáo viên, tháng nghỉ có thể nhận lương thỏa thuận, nhưng không dưới mức tối thiểu vùng. Tại Dĩ An, lương tối thiểu là 4,4 triệu đồng nên số tiền phải trả trong tháng 2 là 240 triệu đồng, trong khi phải trả tiền thuê nhà và không có học phí.

Sau nhiều ngày cân nhắc, chị Tuyết quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với một phần ba giáo viên trong trường, bắt đầu từ giữa tháng 3 tới. "Đây là việc không đành, nhưng phải làm vì không nuôi nổi cả guồng máy, tránh việc trường phải giải thể", chị Tuyết nói.

Trường Mầm non Đôrêmi Dĩ An. Ảnh: Mầm non Đôrêmi.

Giáo viên trường Mầm non Đôrêmi Dĩ An. Ảnh: Mầm non Đôrêmi.

Bà Tào Lệ Hoa, Hiệu trưởng trường Mầm non Chuột Túi Thông Minh (quận Tân Bình, TP HCM) nói "thực sự đuối" trong mùa dịch. Trường quy mô nhỏ với 11 nhân viên, trông giữ 50 trẻ, mỗi tháng chi hơn 35 triệu đồng thuê mặt bằng. Tháng nghỉ tránh dịch, trường không thu học phí và vẫn trả đủ lương cho giáo viên, tùy theo vị trí, trung bình trên 5 triệu đồng mỗi người. Nếu nghỉ thêm, bài toán sẽ rất khó khăn, lương buộc phải cắt giảm.

Làm cụm trưởng với hơn 10 trường mầm non trong quận Tân Bình, bà Hoa cho biết một trường quy mô nhỏ, trung bình mỗi tháng cũng chi hơn 100 triệu đồng để duy trì hoạt động. Nguồn thu Biên dịch chủ yếu là học phí nên nghỉ tháng nào sẽ "hụt hơi" tháng đó. "Giáo viên mầm non phần lớn là những người trẻ ở các tỉnh lên, thu nhập đã thấp mà còn bị cắt giảm thì càng thêm vất vả", bà Hoa nói.

Với quy mô dân số lớn, đông dân nhập cư, ngoài hệ thống hơn 1.000 trường mầm non công lập và tư thục, TP HCM còn hơn 2.000 nhóm trẻ và lớp (dưới 7 trẻ) độc lập tư thục. Những nhóm trẻ này hầu hết phải cắt giảm lương vì không thể cân đối thu chi trong tháng nghỉ phòng dịch.

Nhiều trung tâm ngoại ngữ, dạy thêm - học thêm đối diện nguy cơ đóng cửa vì dịch. Là chủ đầu tư một trung tâm ngoại ngữ ở TP Đồng Xoài (Bình Phước), anh Hà Hữu Bình phải trả hơn 40 triệu đồng thuê mặt bằng, điện nước và 40 triệu đồng lương nhân viên. Nguồn thu của trung tâm hoàn toàn dựa vào học phí từ 300 người học, chủ yếu là học sinh, nhưng tháng 2 "trắng tay".

Anh Bình tỏ ra sốt ruột trước tình hình dịch viêm phổi corona (Covid-19), khi số bệnh nhân ở các quốc gia và vùng lãnh thổ tăng nhanh. Nhiều phụ huynh cho biết, dù tháng 3 ngành giáo dục cho học sinh trở lại trường thì cũng không cho con đi học thêm ở trung tâm để tránh nguy cơ lây bệnh.

"Nếu dịch bệnh vẫn phức tạp, tình hình ảm đạm thế này đến giữa năm có lẽ tôi phải đóng cửa trung tâm", anh nói.

Không chỉ lo bài toán thu chi, việc sắp xếp nhân sự, hoạt động của nhiều trường cũng bị xáo trộn khi học sinh không đến trường. Sáng 22/2, hàng chục giáo viên trường Tiểu học - THCS Pascal (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn đến trường để ghi hình bài giảng online gửi cho học sinh. Để nâng cao chất lượng ghi hình, trường đầu tư mua thêm máy quay. Học phí và các khoản đóng góp khác của tháng 2 sẽ được chuyển sang tháng học bù theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tháng này việc học online miễn phí.

Cô Lê Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, học sinh nghỉ nhưng cường độ làm việc của giáo viên nhiều hơn ngày thường. Mỗi tuần, trường phải đảm bảo tối thiểu 100 bài giảng ở năm khối lớp, nhiều thầy cô phải ở trường đến 23h để sửa bài giảng. Để có những video dạy học chỉn chu, buổi sáng các tổ chuyên môn sẽ trao đổi sau đó luân phiên ghi hình, đến chiều thì dành thời gian tương tác, giải đáp thắc mắc cho học sinh.

Theo cô Nhàn, mỗi tháng trường chi khoảng 10 tỷ đồng cho tiền lương nhân viên và kinh phí hoạt động. Giáo viên được trả đầy đủ lương cùng với hỗ trợ 200.000 đồng cho một bài giảng online. "Với một đơn vị tư nhân như chúng tôi, học sinh nghỉ một tháng đã khó khăn, nhưng vẫn cố gắng khắc phục. Nếu nghỉ kéo dài, trường có thể phải tính đến việc thu học phí học online để trang trải", cô cho hay.

Nhân viên trường THCS - THPT Hồng Hà sơn lại bàn ghế học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Nhân viên trường THCS - THPT Hồng Hà sơn lại bàn ghế học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Tương tự, trường THCS - THPT Hồng Hà (TP HCM) trong tháng 2 phải trả hơn một tỷ đồng thuê mặt bằng tại 4 cơ sở và lương cho 300 giáo viên, nhân viên. Giáo viên trường thêm vất vả bởi công việc dạy học trực tuyến tốn nhiều thời gian, công sức hơn. Nhân viên của trường cũng nhiều việc hơn khi phải sửa sang, sơn phết lại toàn bộ phòng, bàn học, tổng vệ sinh trường.

Cô Hà Thị Kim Sa, Chủ tịch kiêm Hiệu trưởng trường, nói rất may mắn khi được sự đồng lòng của thầy cô và phụ huynh trong giai đoạn khó khăn này. Ngay cả nông trại của trường, rộng hơn 6 hecta cung cấp rau củ cho bữa ăn bán trú ngày thường, nay cũng được giáo viên trường chung tay san sẻ.

"Dịch bệnh thì dĩ nhiên trường khó khăn hơn nhiều, nhưng đó cũng là cái khó chung của xã hội. Nghỉ thêm thì trường vẫn xoay xở được, cái lo lớn nhất là việc học của các em bị ảnh hưởng", cô Sa chia sẻ.

Hiện tất cả địa phương đã cho học sinh nghỉ học hết tháng 2 để phòng dịch. Riêng TP HCM kiến nghị Chính phủ cho học sinh cả nước nghỉ học hết tháng 3, học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7, kỳ thi THPT quốc gia diễn ra cuối tháng 7.

Đến chiều 22/2, sau nhiều cuộc họp bàn của lãnh đạo các bộ trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có văn bản kiến nghị chủ tịch các tỉnh thành cho học sinh đi học trở lại từ ngày 2/3.